Sinh thái và kiểu sống Cá_da_phiến

Phyllolepis

Nhiều loài cá da phiến, cụ thể là các nhóm Rhenanida, Petalichthyida, Phyllolepida, Antiarchi là các động vật ăn đáy. Vì thế, Placodermi đã từng bị hiểu sai như là một tông các loài ốc ăn đáy và "xe rác", mặc dù trên thực tế chúng là nhóm động vật có xương sống thống lĩnh trong kỷ Devon. Phần lớn các loài cá da phiến là động vật săn mồi, trong đó nhiều loài sống ở hay gần đáy. Tuy nhiên, nhiều loài khác, chủ yếu thuộc bộ Arthrodira, là những loài cá kiếm ăn ở các tầng nước giữa hay trên và là những kẻ săn mồi tích cực. Loài lớn nhất đã biết thuộc bộ này, Dunkleosteus telleri, dài tới 8–11 m, và được cho là có sự phân bố gần như toàn cầu, do các dấu tích còn lại của nó được tìm thấy ở châu Âu, Bắc MỹMaroc. Trên thực tế nó được coi là "siêu dã thú" có xương sống đầu tiên trên thế giới. Các dạng khác nhỏ hơn trong bộ Arthrodira, như FallacosteusRolfosteus trong thành hệ Gogo, có đầu thuôn hình đầu đạn với giáp, lại ủng hộ mạnh cho ý tưởng là nhiều, nếu không phải phần lớn, các loài trong bộ Arthrodira là những con vật bơi lội tích cực, chứ không phải những kẻ săn mồi thụ động kiểu phục kích với các tấm giáp neo chúng xuống đáy biển.

Chứng cứ khác thường về thụ tinh trong ở cá da phiến đã được kiểm chứng bằng sự phát hiện trong thành hệ Gogo, gần Fitzroy Crossing, Kimberley, Tây Australia, của một con cá da phiến cái, dài khoảng 25 cm, đã chết trong khi sinh con non dài 6 cm và bị hóa thạch với dây rốn một cách nguyên vẹn. Hóa thạch này, được gọi là Materpiscis attenboroughi (theo tên nhà khoa học David Attenborough), có trứng được thụ tinh trong, cá mẹ cung cấp dưỡng chất cho thai và sinh ra cá con. Với phát hiện này, cá da phiến trở thành động vật có xương sống cổ nhất đã biết có khả năng sinh con ("cá đẻ con")[1], đẩy lùi thời gian về khả năng động vật sinh con lần đầu tiên khoảng 200 triệu năm sớm hơn so với đã biết trước đó.

Coccosteus.

Người ta từng cho rằng cá da phiến bị tuyệt chủng là do sự cạnh tranh của những loài cá xương đầu tiên và những con cá mập thời kỳ đầu, có sự kết hợp của tính ưu việt cố hữu (được coi là như vậy) cao hơn của cá xương, và sự chậm chạp (được coi là như vậy) của cá da phiến. Nhưng sau các tổng quát hóa chính xác hơn về sinh vật tiền sử thì hiện nay người ta cho rằng những loài cá da phiến cuối cùng bị diệt vong do các cộng đồng sinh thái của chúng chịu các thảm họa môi trường trong sự kiện tuyệt chủng Devon/Than đá.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cá_da_phiến http://hoopermuseum.earthsci.carleton.ca/placoderm... http://www.btinternet.com/~vendian/FOSSILWEB/paleo... http://www.palaeos.com/Vertebrates/Units/Unit060/0... http://www.ucmp.berkeley.edu/vertebrates/basalfish... http://www.biosci.ohiou.edu/faculty/carr/pdf_files... http://archive.is/vRY6 http://www.toyen.uio.no/palmus/galleri/montre/engl... //dx.doi.org/10.1002%2Fjmor.10719 http://fossilworks.org/bridge.pl?a=taxonInfo&taxon... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=149...